Cải cách chính trị Tháng Mười Ba Lan

Władysław Gomułka

Tháng 10, Nhất bí Đảng kiêm Thủ tướng Edward Ochab đề nghị bầu Władysław Gomułka làm Bí thư thứ nhất Đảng trong Hội nghị toàn thể thứ tám, là đảng viên ôn hòa từng giữ chức Nhất bí từ năm 1943 đến 1948, sau bị cách chức và bỏ tù năm 1951 khi phái Stalin cứng rắn của Bierut tố cáo "sai lệch dân tộc cánh hữu".[4] Cả hai phái cộng sản đều chấp nhận Gomułka, bên cải cách vì muốn tự do hóa chính thể, bên cứng rắn vì nhận thấy cần phải thỏa hiệp.[14] Gomułka đòi có quyền hành thật để thi hành cải cách và yêu cầu Nguyên soái Liên Xô Konstantin Rokossovsky loại khỏi Cục chính trị và Bộ quốc phòng, là người động viên binh lính tấn công giới công nhân ở Poznań; Ochab đồng ý. Đa số lãnh đạo Ba Lan có quân đội lẫn Đội Nội an ủng hộ kết nạp Gomułka vài đồng sự vào Cục chính trị và chỉ định làm Nhất bí. Tuy quần chúng Ba Lan chấp nhận Gomułka không có vết nhơ của chủ nghĩa Stalin, ban đầu chính phủ Nga có nhiều nghi vấn.[4]

Tuy phi Stalin hóa đang tiến hành trong nước, nhưng lãnh đạo Liên Xô lo ngại tình hình ở Ba Lan và không chấp nhận các cải cách dân chủ được công chúng Ba Lan muốn. Tại Moscow, quan điểm là tự do hóa ở bất kỳ nước nào có thể dẫn đến chủ nghĩa cộng sản bị tiêu diệt cùng ảnh hưởng Liên Xô trong khu vực. Liên Xô không chỉ lo lắng về hậu quả chính trị mà luôn cả kinh tế; Liên Xô đầu tư mạnh vào Khối miền Đông và thúc đẩy hội nhập các nền kinh tế, công nghiệp Ba Lan được Liên Xô tài trợ, cũng là đối tác buôn bán chính. Ba Lan sản xuất theo lệnh của Liên Xô, Nga mua sản phẩm và xuất khẩu hàng hóa không còn sản xuất trong nước tới Ba Lan. Vì hội nhập nên bất kỳ cải cách nào dù chính trị hay kinh tế ở một nước sẽ rốt cuộc ảnh hưởng lớn các nước khác, do quan hệ kinh tế của Ba Lan cùng Liên Xô rất chặt chẽ nên ý tưởng nền kinh tế Ba Lan độc lập từ đầu đã huyền hão. Ba Lan đã bị ép phải phụ thuộc Liên Xô trong khoảng thời gian dài, bây giờ mà đoạn tuyệt hoàn toàn thì sẽ rất tai hại. Thế nên cả hai nước đều có quyền thiết yếu về khía cạnh khác nhau: Ba Lan có thể đe dọa sức mạnh, quyền lực chính trị của Liên Xô ở Đông Âu, và Liên Xô có thể phá hủy nền kinh tế Ba Lan. Vì vậy, bất kỳ cải cách chính phủ nào ở Ba Lan đều phải đáp ứng vài yêu cầu Liên Xô, trong khi Liên Xô đồng thời phải nhượng bộ đối tác quan trọng.[15]

Đoàn đại biểu cao cấp của Ủy ban trung ương Liên Xô bay đến Ba Lan để cố ngăn loại trừ thành viên thân Nga khỏi Cục chính trị, chủ yếu là Nguyên soái Konstantin Rokossovsky,[16] do Nikita Khrushchev lãnh đạo và bao gồm Anastas Mikoyan, Nikolai Bulganin, Vyacheslav Molotov, Lazar Kaganovich, Ivan Konev cùng những đại biểu khác. Việc đàm phán rất căng thẳng, và quân Ba Lan lẫn Liên Xô đều cảnh giác, có thao diễn dùng để hăm dọa một cách lộ liễu.[2][17] Lãnh đạo Ba Lan nói rõ rằng chủ nghĩa cộng sản phải dân tộc hóa, dân Ba Lan không thể tiếp tục bị Moscow điều khiển trực tiếp. Khrushchev bị gậy ông đập lưng ông, bởi trong thời kỳ chủ nghĩa Stalin, Liên Xô bố trí người Ba Lan thân Nga, thậm chí người Nga, vào các chức vụ quan trọng ở Ba Lan, nên sau khi chê trách kịch liệt trong bài diễn văn, Khrushchev không thể tiếp tục áp đặt người Nga vào lãnh đạo Ba Lan. Cộng sản Ba Lan cần phải giữ Liên Xô khỏi điều khiển trực tiếp theo dư luận trong nước, nhưng không thể nâng yêu cầu lên thành điều kiện có thể nguy hại mối quan hệ trong khối. Gomułka yêu cầu được tự trị hơn cùng cho phép thi hành vài cải cách, nhưng cũng trấn an Liên Xô rằng chỉ là vấn đề nội bộ và Ba Lan không có ý định từ bỏ chủ nghĩa cộng sản hay các hiệp ước với Nga.[2][7] Trung Quốc cũng thúc Liên Xô chấp nhận các yêu cầu Ba Lan,[14][18] trong khi có các sự kiện ở Hung làm sao lãng.[17][18] Cuối cùng thì Khrushchev rút lời đe dọa xâm lược và đồng ý thỏa hiệp sau khi có Gomułka hứa sẽ không thay đổi nền tảng cơ bản của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan, và Gomułka được xác nhận giữ chức vụ mới.[4][14]

Lập trường của lãnh đạo giúp giữ biểu tình xã hội tháng 10 được ôn hòa hơn về mặt chính trị. Các tư trào dân tộc cũng đóng vai trò quan trọng, khởi xưởng biểu tình xã hội vào tháng 6, sau tiết chế hơn khi mối đe dọa xâm lược của Liên Xô chống Gomułka cùng giới ủng hộ thay đổi bộ mặt của cộng sản Ba Lan: tháng 6 thì vẫn coi là bù nhìn và người hầu của quyền lợi phản Ba Lan, ngoại quốc và loại trừ khỏi cộng đồng quốc gia, tháng 10 thì thành một phần của đất nước, chống đối thống trị Liên Xô. Gomułka được đại đa số xã hội hoan nghênh ủng hộ, không chủ yếu là lãnh đạo cộng sản, nhưng là quốc trưởng tượng trưng cho khao khát độc lập, chủ quyền quốc gia khi phản đối các yêu cầu Liên Xô. Tên ông được hô hào cùng với khác khẩu hiệu phản Liên Xô ở hàng ngàn cuộc tụ tập: "Về nước đi Rokossovsky", "Đả đảo Liên Xô", "Gomułka muôn năm", "Chúng tôi muốn Ba Lan tự do".[19]

Tuy hình ảnh phản Liên Xô của Gomułka có phóng đại, nhưng lại có lý trong giới tưởng tượng đại chúng bởi đường lối phản Stalin năm 1948 cùng các năm tháng ngồi tù sau của ông; vậy nên cộng sản Ba Lan bất ngờ đứng đầu phong trào giải phóng dân tộc. Sự ủng hộ hăng hái cho Gomułka giúp hợp thức hóa cộng sản trị ở Ba Lan, kết hợp các cảm xúc dân tộc, chống Liên Xô vào cơ cấu quyền lực. Ở Hung, biểu tình xã hội phá hủy chính thể, ở Ba Lan thì được sát nhập vào.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tháng Mười Ba Lan http://www.britannica.com/eb/article-28216 http://www.britannica.com/eb/article-9079145 http://www.country-studies.com/poland/from-stalini... http://www.country-studies.com/poland/gomulka-and-... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://info-poland.buffalo.edu/classroom/longhist6... http://sipa.columbia.edu/regional/ECE/gluchowski.p... http://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB76/doc5.... http://mek.oszk.hu/01200/01274/01274.pdf http://www.culture.pl/web/english/culture-full-pag...